menu

BÚN NGŨ SẮC - ĐẶC SẢN ĐẾN TỪ VÙNG ĐẤT CAO BẰNG


 

1. Nguồn gốc bún ngũ sắc và nét đặc trưng 

Bắt nguồn từ xóm Hồng Quang, Cao Bằng, công thức làm nên bún ngũ sắc được truyền nhiều đời con cháu ở địa phương này. Mặc dù gọi là bún ngũ sắc nhưng người dân Hồng Quang đã làm ra loại bún với 8 màu sắc độc đáo khác nhau. Tất cả nguyên liệu đều từ thiên nhiên và xuất xứ tại chính vùng đất Cao Bằng, không dùng phẩm màu nên rất an toàn. Gạo được tuyển chọn hàng loại nhất, kết hợp cùng với những nguyên liệu tự nhiên như lá cẩm, gấc, chùm ngây, hoa đậu biếc... Khi ăn sẽ cảm nhận thấy rõ sự thanh mát từ lá cây rừng hòa quyện cùng hương thơm của gạo vùng cao tạo nên sự độc đáo, ngon miệng và lạ mắt. Các thành phần vitamin từ các nguyên liệu tự nhiên này rất tốt sức khỏe, hỗ trợ giảm cân cho người ăn kiêng, kích thích thị giác từ các sắc màu giúp ăn ngon miệng hơn và đã được kiểm định đảm bảo chất lượng VSATTP.

nguon-goc-bun-ngu-sac-va-net-dac-trung

Nguồn gốc bún ngũ sắc và nét đặc trưng

Mỗi loại bún khô được chế biến từ một nguyên liệu có màu đặc trưng, ví dụ bún ngô làm nguyên liệu ngô tẻ có màu vàng. Ngoài ra còn có bún làm từ gạo lứt đỏ, lá chùm ngây màu xanh lá, hoa đậu biếc màu xanh trời, lá cẩm màu tím, khoai lang tím, hay quả gấc.

Ở món bún cẩm, người thợ đun lá cẩm tím, lọc lấy nước rồi trộn với gạo để ngâm qua đêm, sau đó đem gạo xát thành bột, trộn thêm nước lá cẩm để tạo màu. Đối với bún ngô, ngô sau khi phơi khô được đem đi xay nhỏ rồi ngâm qua đêm. Tiếp đó đem đi xát mịn rồi trộn thêm bột gạo, cho vào máy trộn, pha thêm nước.

Các công đoạn kế tiếp khi chế biến các loại bún khô là giống nhau, như đem hỗn hợp bột gạo vừa trộn cho vào máy ép, cắt bó sợi bún đều từ 70 đến 80cm, phơi lên sào. Công đoạn cuối là ủ bún qua đêm để sợi tơi rồi phơi râm có nắng, gió thông thoáng 3-5 ngày. Tuy nhiên phơi bún phải tránh nắng gắt, nhiều gió nếu không bún sẽ giòn, dễ vụn khi vận chuyển xa.

Không giống như bún khô thông thường sẽ nát ngay sau khi chín, bún khô ngũ sắc dù nấu đi, đun lại vẫn không hề nát sợi. Sợi bún tuy mềm nhưng vẫn dai. Tuy nhiên, cần ngâm nước trước khi nấu từ 2 - 4 tiếng để bún mềm và ngon hơn. Sau đó luộc trong nước sôi từ 15 - 20 phút, vớt bún ra, xả lại bằng nước lạnh rồi để ráo. Đối với một số đầu bếp ở các nhà hàng lớn, sau khi luộc bún xong, xả qua nước lạnh họ quấn màng bọc thực phẩm và để trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 15 - 20 phút để sợi bún mềm hơn, dẻo hơn và dễ dàng cắt khúc theo yêu cầu của từng món ăn. Khi ăn, bạn sẽ thấy bún có vị ngon ngọt tự nhiên chứ không chua như bún tươi ngoài chợ.

2. Bún ngũ sắc bao nhiêu calo?

Nguyên liệu chính để làm bún là từ gạo. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 100g bún sẽ có tới 110 calo. Theo nhiều các chuyên gia dinh dưỡng thì năng lượng trong bún không cao, thường được kết hợp với nhiều món ăn khác.

Thông thường, trong 1 tô bún thập cẩm, có các thành phần như chất đạm, chất béo, tinh bột và nhiều loại rau củ cung cấp chất xơ cho cơ thể. 1 bát bún thập cẩm thì cung cấp cho cơ thể từ 400 calo cho tới 700 calo, tuỳ thuộc vào từng loại bún. Bún không gây tăng cân cho người bị béo phì.

bun-ngu-sac-bao-nhieu-calo?

Bún ngũ sắc bao nhiêu calo?

  • Với bún chùm ngây, sản phẩm chứa nhiều vi chất thiết yếu cho cơ thể như chất xơ, sắt, canxi, phốt pho, kali,… và có tính mát. Sử dụng sẽ giúp tiêu hóa tốt, bổ sung dưỡng chất cho cơ thể phát triển lành mạnh.
  • Bún bí ngô giàu carotene, được chuyển hóa thành vitamin A khi bào cơ thể. Đồng thời, sản phẩm cũng bao gồm các chất khoáng, canxi, kali, natri rất tốt, đặc biệt là cho sự phát triển chiều cao của trẻ.
  • Đối với bún mè đen, sản phẩm này khá giàu chất xơ và các khoáng chất như kali, canxi, phốt pho, magiê và các loại vitamin B6, axit folic…Nhờ đó sẽ rất có lợi cho hệ tiêu hóa, những người tiểu đường.
  • Bún hoa đậu biếc với màu xanh da trời bắt mắt, sản phẩm còn chứa nhiều hợp chất hữu cơ như anthocyanin và cliotide, đây là những yếu tố giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Còn trong bún gạo trắng, được làm thủ công 100%, là loại bún truyền thống, làm từ hạt gạo Bao Thai của quê hương Cao Bằng, có mùi thơm và vị độc đáo.
  • Bún gạo lứt làm từ gạo lứt huyết rồng dẻo ngon màu tự nhiên, rất tốt cho người bệnh tiểu đường hoặc béo và ăn kiêng.
  • Bún cẩm, bún gấc làm từ gạo đoàn kết ngon được ngâm từ lá cẩm hay gạo trộn quả gấc nếp đỏ au, tạo mùi thơm, cho ra màu tím và màu cam (của lá cẩm và gấc nếp).

3. Các món ngon từ bún ngũ sắc

Bún khô Cao Bằng được làm theo bí quyết gia truyền, nên sợi bún khi luộc lên mềm như bún tươi, không gãy, ăn không ngán, có thể chế biến nhiều món độc đáo, đa dạng. Cùng Nuffam tìm hiểu nhé!

Quá trình luộc bún, người sử dụng chú ý ngâm với nước 10 phút, sau đó thả vào nước đun sôi khoảng 5 phút, rồi tắt lửa cho bún đạt độ mềm mong muốn, rửa sạch lại với nước và bắt đầu chế biến các món ăn ưa thích.

Cac-mon-ngon-tu-bun-ngu-sac

Các món ngon từ bún ngũ sắc

3.1. Mì Ý (spaghetti)

Vì bún đc nhuộm bằng nguyên liệu tự nhiên cùng với bí quyết lâu năm đã tạo nên đặc sản bún khô ngũ sắc khi nấu lên sợi vừa dai, lại vừa mềm mịn và ngon như bún tươi. Nếu có lỡ nấu quá  tay thì bún cũng không hề bị vữa , nhão , bở như các loại bún khô khác, mà sợi chỉ nở to hơn và vẫn đảm bảo nguyên sợi và dai ngon. Còn được ví ngon như mì ý, nhưng hương vị thì lại có nét thơm ngon độc đáo riêng từ lá cẩm, hương thơm của gấc, của ngô, gạo lứt kết hợp với tỏi và hành tây quyện cùng vị béo của thịt bò băm mềm, thêm vị chua ngon độc đáo của sốt cà chua, tạo nên một món ăn hấp dẫn đầy đủ dinh dưỡng cho bữa sáng.

3.2. Bún trộn cùng hành, ngò, rau củ

Đối với những ai theo thực đơn eat clean hoặc muốn thử sức với món mới thì món gỏi bún ngũ sắc trộn rau củ này là một lựa chọn hoàn hảo. Đây là sự kết hợp giữa bún mềm dai, rau củ ngọt mát,giòn rụm và đặc biệt là sốt gỏi đậm đà, thơm lừng không những đầy đủ chất dinh dưỡng mà còn khiến bạn ăn hoài không thôi đấy.

3.3. Bún gạo lứt trộn

Nếu bạn là một người đang trong chế độ ăn kiêng, giảm cân thì bún gạo lứt trộn là một sự lựa chọn hoàn hảo. Đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể mà không lo bị tăng cân.

Với mùi gạo lứt thơm đan xen trong từng cọng bún kết hợp cùng thịt bò hoặc thanh cua ngon, mềm hòa quyện trong nước mắm chua chua ngọt ngọt ăn kèm thêm các loại rau củ tươi mát sẽ đem đến cho bạn một bữa sáng thơm ngon, hấp dẫn đánh tan nỗi lo cân nặng.

Bài viết liên quan: 

4. Mua bún ngũ sắc ở đâu và giá khoảng bao nhiêu?

Các loại bún ngũ sắc được sản xuất tại xã Hưng Đạo, Thành phố Cao Bằng là các sản phẩm làm ra 100% từ các nguyên liệu tự nhiên, không sử dụng chất bảo quản, hạn sử dụng từ 3 - 4 tháng, nên khách hàng có thể yên tâm sử dụng.

Xã Hưng Đạo có rất nhiều cơ sở sản xuất bún ngũ sắc, mỗi cơ sở sản xuất trung bình từ 1 - 7 tạ bún/ngày. Bún được sản xuất nhiều nhất vào các dịp Rằm tháng bảy và Tết Nguyên đán. Giá bún trắng 20.000 đồng/kg, các loại bún ngũ sắc giá dao động từ 25.000 - 35.000 đồng/kg.

Mua-bun-ngu-sac-o-dau-va-gia-khoang-bao-nhieu?

Mua bún ngũ sắc ở đâu và giá khoảng bao nhiêu?

Sản phẩm này chỉ thực sự tốt khi bạn mua đúng loại bún ngũ sắc chính hãng, vì trên thị trường hiện nay có rất nhiều đơn vị sử dụng phẩm màu, hóa chất để tạo màu cho sản phẩm và gắn mác sản phẩm tự nhiên. Và đương nhiên, giá thành sẽ rẻ hơn rất nhiều so với sản phẩm chính hãng, chính vì thế bạn phải thật tinh ý và lựa chọn điểm cung cấp uy tín để gửi gắm niềm tin.

Tags: bunngusac, buntuoisaykhoNuffam, Nuffam.

Tác giả: Nuffam Marketer

 

 

icon contact
facebook
youtube
Zalo
Zalo
Instagram
Instagram