menu

“Bật Mí” Cách Chế Biến Các Món Bún Đặc Sản Chỉ Có Tại Hà Nội


Hà Nội bên cạnh thu hút các du khách bằng những kiến trúc độc đáo, sự thân thiện mến khách của người địa phương thì còn có một yếu tố khiến những ai đã một lần đặt chân đến vùng đất Thủ đô luôn phải xao xuyến chính về nền ẩm thực nơi đây. Vậy thì hôm nay hãy cùng Nuffam tìm hiểu về những nét đặc trưng của nền ẩm thực Hà Nội cũng như “bỏ túi” thêm những công thức chế biến các món đặc biệt từ bún mà chỉ tìm thấy ở nơi đây nhé!

1. Đôi nét đặc trưng của ẩm thực Hà Nội

Nếu ai đã từng thử qua các món ăn nơi đây hẳn sẽ cảm nhận được hương vị rất đặc trưng. Văn hóa ẩm thực của người Hà Nội đặc biệt ở chỗ “tinh sành”, hay còn được gọi là “quý hồ tinh bất quý hồ đa”, thể hiện được sự thanh cảnh, vị ngon và lành, sạch sẽ, được chế biến tinh vi với nghệ thuật cao, món nào ra món ấy, đầy đủ các loại gia vị để mỗi món mang mang đến một đặc trưng riêng biệt. Hầu hết các món ăn đều sẽ có vị thanh nhẹ, chủ yếu tập trung vào làm nổi bật các nguyên liệu. Không như hương vị của hai vùng miền còn lại, nếu các món ăn của miền Nam hầu như sẽ có vị ngọt hay các món ăn người dân nơi “miền nắng gió” - miền Trung có vị đậm đà thêm chút vị cay nồng thì có thể nhận thấy rằng các món ăn của miền Bắc khi hoàn thành vẫn còn giữ được hương vị mộc mạc, tự nhiên của từng loại nguyên lại mang đến.

Ngoài gây ấn tượng với thực khách bằng hương vị các món ăn mang đến, sự đa dạng còn là một điều khiến thực khách bất ngờ về ẩm thực Hà Nội. Hẳn bạn đã từng nghe qua “Ẩm thực phố cổ” phải không nào? Đối với người dân Hà Nội, đây là một điều rất tự hào về nét ẩm thực. Đặc trưng của các khu phố ở đây đó là rất nhiều món ăn đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, mang đậm dấu ấn của người Việt. Từ những món ăn truyền thống của người Hà thành xưa, với các món như bún thang, bún ốc, phở, phở cuốn, bánh cuốn Thanh Trì, bánh tôm Hồ Tây đến các loại chè cổ truyền,... đều thể hiện được nét tài hoa tinh tế của ẩm thực người Tràng An xưa, trở thành thương hiệu nổi tiếng của các khu phố và đã để lại ấn tượng tốt cho bạn bè trong và ngoài nước.

2. Cách làm bún thang chuẩn vị Hà Nội

Như đã giới thiệu trên, bún thang chính là một trong những món ăn khi đến Hà Nội bạn không thể bỏ qua. Món ăn này có nước dùng thanh, vị ngọt tự nhiên từ xương khi ninh nước dùng, kết hợp cùng sự cầu kỳ trong các nguyên liệu nhưng lại đặc biệt tinh tế, thể hiện đúng phong cách thanh nhã của ẩm thực người Tràng An.

Tại sao món ăn này lại có tên là “bún thang”? Theo như các người lớn tuổi giải thích rằng “Gọi là Bún Thang bởi bát bún được làm giống như là bốc thuốc vậy, mỗi thứ một ít, một ít rồi hợp lại thành một hương vị rất riêng, ngọt và đậm chất bổ dưỡng”.

2.1 Nguyên liệu chuẩn bị:

  • Giò lụa 100 gr
  • Xương ống heo 500 gr
  • Gà ta 1 con
  • Trứng vịt 2 quả
  • Bún sợi nhỏ 1.5 kg
  • Tôm sú 200 gr
  • Tôm khô 100 gr
  • Râu mực 3 cái

2.2 Các bước thực hiện:

Sơ chế nguyên liệu

Giò lụa bạn cắt thành sợi thật nhỏ, để riêng.

Hành lá, rau răm rửa sạch với nước và để ráo rồi đem thái nhỏ, để riêng. Gừng rửa sạch, để ráo nước. Hành tím bóc sạch vỏ, rửa sạch rồi đem đập dập, băm nhỏ, để riêng. Có một mẹo giúp xử lý củ cải khô không bị mùi, đó là ngâm qua nước ấm 30 phút cho nở rồi rửa lại với nước sạch. Tiếp theo, bạn cũng cắt sợi thật nhỏ và trộn với 2 thìa giấm, 1 thìa đường trắng, trộn đều và để 30 phút cho củ cải thấm gia vị. Với gừng sau khi đã rửa sạch, chúng ta đem nướng cho đến khi có mùi thơm.

- Phần nấm hương nhặt sạch cắt bỏ phần chân đen, rửa sạch, thái nhỏ.

- Tôm khô ngâm với nước từ 15 đến 20 phút để sạch bụi bẩn. Với tôm sú bạn cắt bỏ phần đầu, đuôi, bóc vỏ và đừng quên tách bỏ sợi chỉ đen trên lưng tôm, sau đó đem rửa sạch. Đợi ráo nước, cho tôm vào cối giã sơ qua rồi để riêng.

- Đánh trứng vào bát, thêm chút hạt nêm vào, đánh đều tay và để riêng.

- Gà rửa với nước muối pha loãng, sau đó rửa lại với nước sạch và để ráo, nếu muốn bạn có thể chặt gà làm hai để vừa với nồi hầm.

- Xương heo rửa sạch với nước muối pha loãng, rửa lại với nước sạch, sau đó chần sơ với nước sôi khoảng 5 phút để loại bỏ hoàn toàn phần bụi bẩn và để ráo.

- Tiếp đó, cho râu mực lên bếp nướng chín, đợi đến khi râu nguội, xé thành sợi nhỏ là được.

- Tiến hành nấu nước dùng

- Đầu tiên, bạn cho gà vào nồi luộc, đến khi sôi thì cho một chút gia vị như hạt nêm, chút đường, muối và hành khô, gừng đã nướng thơm vào. Đợi nước sôi, bạn vớt sạch phần bọt và vặn nhỏ lửa, tiếp tục nấu để gà chín bên trong. Sau khi vớt ra để nguội, bạn dùng tay xé sợi vừa ăn và để riêng.

- Tiếp tục cho xương vào nồi nước luộc gà để làm nước dùng thêm đậm đà

- Khi nồi nước ninh xương đã đun được khoảng từ 50 phút đến 1 tiếng, tiếp tục cho các nguyên liệu đã chuẩn bị như râu mực nướng chín, tôm khô đã rang, nấm hương, đường phèn, hạt nêm, muối và chút nước mắm vào và khuấy đều.

- Tiếp tục ninh thêm khoảng 1 hoặc 2 tiếng nữa thì nêm nếm gia vị một lần nữa cho hợp khẩu vị. Phần hành lá và rau răm xắt cho vào sau cùng  tắt bếp.

- Làm tôm ruốc và trứng

- Cho phần tôm khô đã ráo nước vào rang thơm rồi cho ra dĩa. Tiếp đến, cho chút dầu ăn vào chảo, đợi đến khi chảo nóng thì cho toàn bộ phần tôm sú đã chuẩn bị vào, thêm chút nước mắm rồi đảo cho tôm chín, hơi khô lại thành ruốc tôm thì tắt bếp.

- Sử dụng tiếp chảo đó, cho trứng đã đánh vào rán, lưu ý làm sao cho thật mỏng. Đến khi chín cho trứng ra đĩa, đợi trứng nguội thì thái thành sợi nhỏ.

- Hoàn thành: Bún đem chần qua với nước, xếp các loại nhân lên trên rồi chan nước dùng vào là xong.

3. Cách chế biến bún bung (bún dọc mùng) đúng kiểu ẩm thực Phố Cổ:

Bún bung, hay còn được gọi là bún dọc mùng là một món ăn dân dã của người Hà Nội. Món ăn mang đến sự mộc mạc kết hợp với vị chua thanh nhẹ giúp cho nước dùng không bị ngấy do mỡ. Món ăn này rất thích hợp để dùng vào mùa hè với thời tiết oi ả.

3.1 Nguyên liệu chuẩn bị:

  • Thịt bắp giò heo
  • Sườn non (lưu ý chọn phần thịt hạn chế mỡ để nước dùng không bị ngấy)
  • Dọc mùng (bạc hà)
  • Thịt xay, giò sống
  • Nấm hương, mộc nhĩ
  • Cà chua, hành tây, hành lá, ngò gai, ngò rí, nghệ
  • Bún sợi nhỏ

3.2 Các bước thực hiện:

Thịt bắp giò bạn rửa sạch sau đó tiến hành lóc xương, để nguyên miếng rồi cuộn lại thành từng bó tròn và cố định lại bằng chỉ cuộn nhiều vòng. Sườn non chần qua nước sôi và dùng để nấu chung với thịt chân giò.

Chuẩn bị một nồi nước để làm nước dùng, giã nghệ bỏ vào để hầm thịt và sườn heo, thêm chút hạt nêm vào nước dùng để thịt không bị nhạt. Sau khoảng 30- 45 phút, bạn kiểm tra phần thịt giò đã chín chưa bằng cách dùng đũa xâm qua được cuộn thịt và sườn mềm, nếu thấy mềm là phần thịt đã chín. Tuỳ vào khẩu vị của mỗi nhà bạn có thể tiếp tục ninh cho phần thịt và sườn mềm hơn. Ở đây, mình dùng nồi áp suất để tiết kiệm thời gian hầm cũng như giúp giữ lại được chất dinh dưỡng từ thịt và xương, mình hầm toàn bộ nồi nước dùng trong vòng khoảng 2 tiếng.

Khi thịt heo và sườn đã mềm, gắp ra để nguội trước khi tháo dây cột và thái lát mỏng. Có một mẹo nhỏ giúp bạn thái phần thịt dễ dàng chính là cấp đông mềm, tức là trước khi cắt, bạn để phần thịt vào tủ lạnh, chờ khoảng 15-20 phút cho thịt đã hơi đông lạnh lúc này bạn cắt vừa dễ, giúp từng lát thịt trông đẹp mắt hơn.

Sau khi đã vớt các nguyên liệu, chúng ta chuyển qua nêm nếm phần nước dùng. Tuỳ vào khẩu vị, chúng ta sẽ gia giảm liều lượng để vừa miệng. Sau đó tiếp tục hầm nước với 1 củ hành tây và cà chua bổ múi cau, thêm nghệ để nước dùng có mùi đặc trưng và màu đẹp.

Trong lúc tiếp tục phần nước dùng, chúng ta sẽ làm mọc: trộn thịt xay và giò sống với tỉ lệ 1:1. Nấm hương và mộc nhĩ ngâm mềm, xay sơ hoặc bằm nhỏ rồi trộn vào thịt. Thêm dầu ăn, nêm đường, nước mắm, tiêu và quết bằng tay thật đều. Viên từng viên mọc thả vào nước dùng đang nấu, khi mọc chín và nổi lên mặt nước thì vớt ra để ráo. Nếu nhà bạn thích dùng mọc dai, giòn hơn có thể điều chỉnh tỷ lệ thịt và giò sống để phù hợp.

 

Dọc mùng (bạc hà) sau khi đã tước vỏ, cắt xéo thành những miếng mỏng, chúng ta ngâm nước muối pha đặc khoảng 10’ rồi rửa lại với nước, làm như vậy 2 lần. Sau khi dọc mùng (bạc hà) đã ráo nước, ta rắc muối tinh, để dọc mùng (bạc hà) chảy nước rồi vắt kiệt và rửa lại bằng nước sạch 1 lần nữa để đảm bảo ăn không bị ngứa cổ. Đây là một mẹo vặt được ông bà truyền lại.

Nêm nước dùng với hạt nêm và đường cho vừa ăn. Hành, ngò rửa sạch, thái nhỏ và trộn đều.

Cho bún và dọc mùng (bạc hà) vào vá lớn có lỗ để trụng qua trong nước dùng, hoặc bỏ vào bát, chan nước dùng vào rồi gạn nước vào lại nồi. Xếp thịt, mọc, sườn lên mặt bún cùng hành ngò. Chan nước dùng đang sôi lên và thưởng thức.

4. VÌ sao nên sử dụng bún tươi sấy khô cho các món ăn?

Bún từ lâu được xem là món yêu thích của nhiều gia đình và thường được dùng để thay thấy cho cơm để đổi vị trong những bữa ăn. Thông thường khi nhắc đến sử dụng bún cho các món ăn, hẳn ai trong chúng ta cũng sẽ nghĩ ngay đến việc ra chợ mua những túi bún được cân theo ký hay những loại bún tươi được đóng gói sẵn. Nhưng liệu rằng bạn đã nghĩ đến việc rất có thể bún mà bạn đang ăn được chế biến vô cùng bẩn và độc hại. Hiện nay có nhiều người gia đình rất e ngại khi sử dụng những loại bún tươi đã bày bán tại các chợ truyền thống, vì một số hiện trạng trong việc sản xuất bún tươi trên thị trường ngày nay:

  • Dùng hoá chất vào quy trình chế biến bún để tiết kiệm chi phí như: Tinopal (chất tẩy trắng), hàn the làm cho bún dai, giòn
  • Nguyên liệu được chế biến không rõ xuất xứ nguồn gốc dễ làm cho bún ôi thiu và không an toàn cho sức khỏe
  • Nhiều cơ sở sản xuất bún nhằm tăng lợi nhuận đã sử dụng lại bún cũ để tái chế và bán lại cho người tiêu dùng.

Chính vì thế, việc sử dụng bún tươi không rõ nguồn gốc tràn lan trên thị trường hiện nay là một vấn đề đang được báo chí và cộng đồng quan tâm. Hiểu được vấn đề đó, Nuffam đã nghiên cứu và mang đến một sản phẩm giúp người tiêu dùng an tâm khi dùng chính là sản phẩm bún tươi sấy khô từ thương hiệu Nuffam. Vậy tại sao Nuffam lại cho ra đời sản phẩm bún tươi sấy khô mà không phải là bún tươi “đạt chuẩn” ?

Bún tươi sấy khô dễ bảo quản và có thể để lâu và sử dụng bất cứ khi nào bạn muốn.

Sản phẩm từ Nuffam luôn có nguồn gốc xuất xứ thương hiệu rõ ràng trên mỗi bao bì bún tươi sấy khô khi bạn chọn mua tại các hệ thống siêu thị, bách hóa. 

Sản phẩm bún tươi sấy khô của Nuffam sử dụng nguyên liệu từ 100% gạo tươi đạt chuẩn, đảm bảo sức khỏe cho cả nhà vì bún tươi sấy khô không sử dụng các chất tẩy trắng bún cũ, hàn the, chất bảo quản lâu ngày,...

Hiện nay, sản phẩm bún tươi sấy khô đã được phân phối rộng rãi đến hệ thống cửa hàng Bách Hoá Xanh, bạn có thể dễ dàng tìm thấy để mua và trải nghiệm chất lượng trong sản phẩm mà Nuffam mang đến cho bạn và cả gia đình.

Nuffam mong rằng thông qua bài viết bạn đã hiểu thêm và nét ẩm thực độc đáo của người Hà Nội, cũng như bỏ túi thêm được những công thức để chế biến các món ngon cho cả gia đình. Ngoài ra, Nuffam tin rằng bạn đã hiểu thêm sản phẩm bún tươi sấy khô mà chúng tôi mang đến để giúp bạn và cả gia đình luôn có những món ăn vừa ngon vừa đảm bảo chất lượng.

icon contact
facebook
youtube
Zalo
Zalo
Instagram
Instagram